Tác hại của việc mất ngủ kéo dài đối với cơ thể của bạn
Mất ngủ là nỗi ám ảnh kinh hoàng của hầu hết chúng ta bởi nó gây ra vô số những tác hại của việc mất ngủ kéo dài đối với cơ thể.
Cơ thể bạn cần ngủ đủ. Việc này cũng giống như cơ thể cần không khí, thức ăn duy trì trạng thái tốt nhất. Trong khi ngủ, cơ thể bạn tự hồi phục sự cân bằng hóa học của nó. Não bộ được rèn luyện các kết nối mới và giúp duy trì bộ nhớ. Không ngủ đủ giấc, hệ thống não và cơ thể của bạn sẽ mệt mỏi và hoạt động yếu ớt.
Tác hại của việc mất ngủ kéo dài cũng làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của bạn. Một đánh giá của 16 nghiên cứu cho thấy rằng ngủ ít hơn 6-8 giờ một đêm có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm khoảng 12%. Do đó, khi bị mất ngủ, chúng ta nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng này hiệu quả hơn.
Các dấu hiệu của việc mất ngủ kéo dài là
- Buồn ngủ quá mức
- Ngáp
- Cáu gắt
- Uể oải và mệt mỏi cả ngày
Các chất kích thích như caffein không đủ để giúp bạn ngủ sâu. Tác hại của việc mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống nội tạng của cơ thể. Thậm chí nó cũng gây ra nhiều các dấu hiệu và triệu chứng điển hình đã liệt kê ở trên. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu chính xác tác hại của việc mất ngủ kéo dài đến các chức năng và hệ thống cơ thể.
Tác hại của việc mất ngủ kéo dài đối với cơ thể của bạn
Việc mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng hàng loạt đến hệ thống nội tạng của cơ thể. Đó là:
Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương
Hệ thần kinh trung ương của bạn là đường cao tốc thông tin của cơ thể bạn. Ngủ là cần thiết để giữ cho nó hoạt động đúng cách. Việc mất ngủ kéo dài có thể làm tổn thương hệ thần kinh và ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ.
Tác động xấu lên khả năng ghi nhớ và tập trung
Ngủ đủ giấc sẽ giúp cho việc hình thành các tế bào thần kinh trong não khỏe mạnh. Điều này là hết sức quan trọng để bạn ghi nhớ thông tin mới. Thiếu ngủ sẽ khiến não của bạn kiệt sức. Vì vậy nó sẽ không hoạt động tốt và không hoàn thành nhiệm vụ. Bạn có thể thấy khó tập trung hơn hoặc tiếp nhận những điều mới. Những tín hiệu mà cơ thể bạn gửi đi cũng xảy ra chậm chạp. Kỹ năng điều phối giảm hẳn và tăng nguy cơ tai nạn.
Tổn thương đến trạng thái cảm xúc và tinh thần
Tác hại của việc mất ngủ kéo dài cũng ảnh hưởng đến tinh thần và cảm xúc. Bạn có thể cảm thấy thiếu kiên nhẫn và dễ bị kích động. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự sáng tạo và khả năng ra quyết định.
Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến bạn có ảo giác. Nghĩa là bạn nhìn hoặc nghe những thứ không có ở đó. Tác hại của việc mất ngủ kéo dài có thể kích hoạt sự điên khùng ở người bị trầm cảm. Những rủi ro tâm lý khác bao gồm:
- Hành vi bốc đồng
- Phiền muộn
- Hoang tưởng
- Ý nghĩ tự tử
Có thể bạn sẽ kết thúc việc mất ngủ bằng cách ngủ trong vài giây, vài phút mà bạn không nhận ra. Giấc ngủ ngắn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Điều này là cực kỳ nguy hiểm nếu bạn đang lái xe. Nó có thể làm bạn dễ bị thương do ngã hoặc tai nạn.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần được thiết lập thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc. Nếu khó quá, bạn cần sự trợ giúp của các thực phẩm bổ sung. Viên uống dầu cá omega 3 hay sữa ong chúa có thể cải thiện đáng kể sự mất ngủ của bạn. Sử dụng thực phẩm chức năng bổ thần kinh trong trường hợp bạn đau đầu, suy giảm trí nhớ do thiếu ngủ và do tuổi tác cũng rất hiệu quả.
[bổ não, tăng cường trí nhớ, dha]
Tác hại của việc mất ngủ kéo dài lên hệ thống miễn dịch
Ngủ đủ giấc giúp cho hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra các chất bảo vệ, chống nhiễm trùng như cytokine. Cơ thể bạn cần chúng để chống lại vi khuẩn và virus. Cytokine cũng giúp bạn ngủ đủ giấc. Từ đó sẽ giúp hệ thống miễn dịch của bạn có nhiều năng lượng hơn. Đó là điểm ấu chốt để bảo vệ cơ thể bạn chống lại bệnh tật.
Thiếu ngủ sẽ ngăn cản hệ miễn dịch của bạn khỏi việc xây dựng lực lượng của nó. Nếu bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể bạn sẽ không thể chống đỡ được những kẻ xâm lược. Nó cũng trì hoãn quá trình hồi phục sau bệnh. Thiếu ngủ lâu dài cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Chẳng hạn như bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Hãy cải thiện hệ miễn dịch của bạn bằng các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Sữa ong chúa Royal Jelly hay đông trùng hạ thảo là những ứng cử viên hàng đầu trong danh sách này.
Ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Mối quan hệ giữa giấc ngủ và hệ hô hấp diễn ra theo hai cách. Rối loạn hô hấp ban đêm (ngưng thở khi ngủ) có thể làm gián đoạn và giảm chất lượng giấc ngủ của bạn. Khi bạn thức dậy suốt đêm, điều này có thể gây ra tình trạng thiếu ngủ. Hậu quả để lại có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Ví dụ như cảm lạnh thông thường và cảm cúm.
Thiếu ngủ cũng có thể làm cho các bệnh hô hấp mãn tính tồi tệ hơn, chẳng hạn như bệnh phổi mãn tính.
Tác hại của việc mất ngủ kéo dài lên hệ thống tiêu hóa
Việc thiếu ngủ là một yếu tố nguy cơ gây thừa cân và béo phì. Nếu kết hợp cùng với việc ăn quá nhiều và lười tập thể dục sẽ là thảm họa. Giấc ngủ ảnh hưởng đến mức độ của hai hormone, leptin và ghrelin. Đây là 2 hormone kiểm soát cảm giác đói và no.
Leptin nói với bộ não của bạn rằng bạn đã có đủ ăn. Không ngủ đủ giấc, não của bạn làm giảm leptin và tăng ghrelin, là chất kích thích sự thèm ăn. Hàm lượng của các kích
thích tố này có thể khiến bạn thèm ăn vặt vào ban đêm. Nó cũng là lý do tại sao một người nào đó có thể ăn quá nhiều vào ban đêm. Tác hại của việc thiếu ngủ kéo dài cũng có thể góp phần tăng cân. Bởi lúc này bạn luôn cảm thấy quá mệt mỏi khi tập thể dục.
Thiếu ngủ cũng khiến cơ thể bạn tiết ra lượng insulin cao hơn sau khi ăn. Insulin kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Mức insulin cao hơn thúc đẩy lưu trữ mỡ và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Muốn khắc phục hậu quả của vấn đề, bạn cần đồng thời thực hiện 2 nhiệm vụ. Một là tìm cách để giảm cân an toàn. Hai là cải thiện giấc ngủ của mình trở nên tốt hơn. Cải thiện giấc ngủ có thể nhờ sự trợ giúp của các thảo dược tự nhiên. Thực phẩm đông trùng hạ thảo là một trong số đó.
[sữa ong chúa, đông trùng hạ thảo]
Ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch
Tác hại của việc mất ngủ kéo dài rất nguy hại cho hệ tim mạch. Bởi giấc ngủ giữ cho tim và mạch máu của bạn khỏe mạnh. Điều này bao gồm đường huyết, huyết áp và mức độ viêm. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành và sửa chữa các mạch máu và tim.
Những người thiếu ngủ có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn. Một phân tích được công bố trên Tạp chí Châu Âu về Ung thư phòng ngừa liên quan đến chứng mất ngủ
do tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Sử dụng dầu cá omega-3 có thể mang lại tác động kép. Nó vừa giúp cải thiện tâm trạng, giúp an thần và ngủ ngon. Đồng thời bảo vệ tim mạch của bạn khỏi các vấn đề nghiêm trọng.
Tác hại của việc mất ngủ kéo dài đối với hệ thống nội tiết
Hormone sản xuất phụ thuộc vào giấc ngủ của bạn. Đối với sản xuất testosterone, bạn cần ít nhất ba giờ ngủ liên tục. Đó là khoảng thời gian lý tưởng của giấc ngủ REM của bạn. Giấc ngủ Rem mặc dù ngắn hạn nhưng giúp sản xuất hormone và tăng nhận thức. Vì thế, nếu bạn mất ngủ có thể cản trở việc sản xuất hormone.
Sự gián đoạn này cũng có thể ảnh hưởng đến sản xuất hormone tăng trưởng. Loại hormone này rất quan trọng, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên để tăng chiều cao. Các kích thích tố này giúp xây dựng khối lượng cơ và sửa chữa các tế bào và mô. Tuyến yên tiết ra hormon tăng trưởng liên tục, nhưng giấc ngủ và tập thể dục cũng giúp kích thích sự tiết hormon này.
Kết luận
Mất ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Nó có thể tác động xấu đến hệ tim mạch, nội tiết, tiêu hóa, hô hấp, miễn dịch. Hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bạn chủ động khắc phục vấn đề này hiệu quả. Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài, hãy tham khảo kỹ hơn những thông tin được cung cấp ở trên.
Các bài liên quan
- Hạt lanh là hạt gì? 10+ tác dụng của hạt lanh dành cho sức khỏe
- Dopamine là gì và cách làm tăng dopamine một cách tự nhiên
- Tác dụng của magie ảnh hưởng đến chức năng não như thế nào?
- 10+ thực phẩm bổ não tăng cường trí nhớ an toàn dành cho mọi người
- Uống thuốc bổ não có tốt không - đây là điều bạn muốn biết?
- Niacin là gì? 11 tác dụng của vitamin B3 cho cơ thể của chúng ta
- 10 tác dụng của Rhodiola Rosea đối với sức khỏe của chúng ta
- 4 đối tượng nên uống thuốc tăng cường trí nhớ để não hoạt động tốt
- Bí mật về tác dụng của vitamin E trong điều trị suy giảm trí nhớ
- 13 cách tăng cường trí nhớ trong học tập dành cho mọi lứa tuổi
- Polyphenol là gì và vì sao bạn cần chúng trong cuộc sống này?
- Vitamin B1 là gì? 11 tác dụng của vitamin B1 dành cho sức khỏe